Nước làm mát xe nâng GIÁ RẺ chi nhánh phân phối toàn quốc

Nước làm mát xe nâng hay dung dung dịch làm mát xe nâng là gì? Chúng có thành phần, vai trò, ứng dụng như thế nào trong thực tế. Ngoài ra việc mua nước làm mát xe nâng ở đâu, giá cả của chúng ra sao cũng là những câu hỏi, thắc mắc của khách hàng trong quá trình tìm hiểu về loại nước đặc biệt này. Để có thể đặt mua nước làm mát trên toàn quốc khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline: 0368085093 để được tư vấn và báo giá tốt nhất.

I. NƯỚC LÀM MÁT XE NÂNG LÀ GÌ? VAI TRÒ CỦA NƯỚC LÀM MÁT

Nước làm mát nói chung và nước làm mát xe nâng nói riêng đóng một vai trò vô cùng quan trọng quan quá trình làm việc của xe nâng. Tuy vậy nước làm mát thường ít được chú ý bởi chu kỳ bảo trì, bảo dưỡng kéo dài. Việc cẩu thả trong quá trình vậy hành, lựa chọn phụ tùng xe nâng khi cần thay thế bảo dưỡng cũng là một trong những thói quen xấu. Vậy Nước làm mát xe nâng là gì, chúng có vai trò gì đối với động cơ, và quá trình vận hành xe nâng?

1.1 Nước làm mát xe nâng là gì?

Nước làm mát xe nâng là một một hỗn hợp chất lỏng gồm nước cất, dung dịch Ethylene Glycol cùng một số chất phụ gia khác có tác dụng chống bốc hơi, chống ăn mòn, giảm lượng điện phân dung dịch,… Nước làm mát có nhiệm vụ làm, giải nhiệt cho động cơ xe, giúp động cơ hoạt động ổn định, êm ái, tăng độ bền, tuổi thọ của động cơ.

Nước làm mát nói chung và nước làm mát xe nâng nói riêng có rất nhiều loại khác nhau, tuy vậy tất cả chúng đều được thiết kế với 2 thành phần quan trọng nhất gồm nước cất, Ethylene Glycol. Trong đó chất chông đông và chống bốc hơi (Ethylene Glycol) giúp hạ điểm đóng băng của dung dịch xuống thấp hơn, giúp chúng hoạt động tốt trong điều kiện lạnh giá, và giúp tăng nhiệt độ sôi của dung dịch giúp bạn chế bốc hơi, sôi của dung dịch

Dung dịch làm mát cho xe nâng
Dung dịch làm mát cho xe nâng

1.2 Tại sao cần hệ thống làm mát xe nâng?

Trong quá trình hoạt động các loại động cơ đốt trong của xe nâng dầu sản sinh một lượng nhiệt vô cùng lớn từ quá trình đốt cháy nhiên liệu trong xi lanh, và ma sát của của các chi tiết và bề mặt bên trong động cơ. Phần lớn lượng nhiệt này sẽ được chuyển ra bề mặt động cơ và các chi tiết, sau đó phân tán trực tiếp vào không khí hoặc phân tán vào không khí thông qua hệ thống làm mát của xe. Quá trình phân tán nhiệt trực tiếp vào không khí thông qua bề mặt của động cơ là cực kì kém, chính vì vậy người ta đã lắp đặt thêm các hệ thống tản nhiệt nước cưỡng bức, giúp tăng tốc quá trình giải nhiệt động cơ. Nếu không có hệ thống làm mát xe nâng, và động cơ xe nâng sẽ gặp phải các vấn đề sau:

  1. Giảm khả năng bôi trơi của dầu nhớt: Nếu lượng nhiệt do động cơ tạo ra trong quá trình đốt nhiên liệu không được giải phóng, sẽ khiến nhiệt đột của dầu nhớt tăng cao từ đó làm giảm tác dụng bôi trơn. Khi khả năng bôi trơn, bảo vệ bề mặt của dầu nhớt giảm xuống sẽ làm tăng ma sát làm hỏng chi tết máy, gây hư hại cho các loại động cơ.
  2. Cháy nổ động cơ: Lượng nhiệt của động cơ khi hoạt động là vô cùng lớn, trong khi đó nhiệt độ sôi của dầu nhớt thường chỉ dao động trong khoảng từ 200 -> 300C. Khi động cơ hoạt động liên tục nhiệt lượng của dầu liên tục tăng lên có thể gây nguy cơ tự bốc cháy, gây nổ hoặc hư hỏng động cơ nghiêm trọng.
  3. Giảm tuổi thọ động cơ: Ngoài việc nhiệt lượng tăng làm giảm hoạt tính của dầu nhớt, làm tăng ma sát gây mòn, hư hỏng chi tiết, thì nhiệt độ tăng cao làm biến dạng piston, xilanh, giảm hiệu suất và tuổi thọ của động cơ xe nâng

1.3 Vai trò của nước làm mát xe nâng

Như đã chia sẻ ở trên hệ thống làm mát trong xe nâng dầu nói riêng và các dòng phương tiện máy móc sử dụng động cơ đốt trong nói chung là vô cùng quan trọng. Chúng đóng vai trò quyết định tới khả năng làm việc và hoạt động ổn định của động cơ. Một hệ thống làm mát cưỡng bức tuần hoàn bằng nước sẽ không thể thiếu nướ làm mát. Một số vai trò của nước làm mát xe nâng phải kể đến như sau:

  1. Cầu nối trung chuyển nhiệt: Vai trò quan trọng nhất của nước làm mát xe nâng trong hệ thống làm mát là cầu nối trung chuyển nhiệt độ từ vỏ động cơ ra két làm mát. Sau đó lượng nước có nhiệt độ thấp hơn từ két làm mát sẽ trở lại động cơ và tiếp tục công việc giải nhiệt của mình.
  2. Bảo vệ động cơ: Ngoài việc đóng vai trò là chất giải nhiệt động cơ, chúng còn có tác dụng chống ăn mòn, chống kết tủa, ngăn tạo bọt, và ngăn chạt tắc ống làm mát.
Nước làm mát xe nâng Coolant

II. THÀNH PHẦN CỦA NƯỚC LÀM MÁT XE NÂNG

Dung dịch làm mát xe nâng hay nước làm mát xe nâng là một chất lỏng đặc biệt, với hệ số truyền nhiệt cực cao ở trạng thái lỏng, và giảm xuống ở dạng hơi. Chính vì vậy một yêu cầu tối thiểu của nước làm mát xe nâng là luôn duy trì ở thể lỏng, không sôi, không bay hơi. Để có thể làm được điều này nước làm mát xe nâng được chế tạo từ một số thành phần đặc biệt bao gồm:

  1. Nước Di: Nước di hay nước cất là loại nước tinh khiết 100%, chúng không chứa tạp chất, khoáng chất,… Việc này giúp hạn chế tối đa quá trình tạo kết tủa, đóng cặn và ăn mòn hệ thống trong quá trình sử dụng.
  2. Ethilene Glycol: Là một chất được sử dụng rộng rãi với nhiệm vụ như một chất làm lạnh, chất chuyển nhiệt cực tốt, từ đó làm tăng khả năng hấp thu nhiệt tự động cơ, và truyền dẫn nhiệt tới bộ phận làm mát. Ngoài ra Ethylene glycol còn được sử dụng như một chất chống đông hiệu quả.
  3. Phụ gia: Các loại phụ gia được thêm vào dung dịch làm mát xe nâng bao gồm: Phụ gia chống ăn mòn, chống đóng cặn, chống tạo bọt.

Ngoài những thành phần chính đã kể trên, thì dung dịch làm mát động cơ xe nâng cũng được bổ sung thêm các thành phần đặc biệt như: Chất tạo màu, chất phát quang,… Việc bổ sung chất phát quang giúp người dùng dễ dàng phát hiện việc rò rỉ nước làm mát. Các loại màu sắc được thêm vào nước làm mát xe nâng giúp phân biệt các loại nước làm mát, một số màu thường dùng như: xanh lá cây, đỏ, da cam,… Ngoài ra các loại phụ gia được thêm vào nước làm mát của xe nâng cần được lựa chọn đúng với loại vật liệu chế tạo hệ thống làm mát, việc này.

Nước làm mát xe nâng Donaldson

2.2 Cách hệ thống làm mát xe nâng làm việc.

Như đã chia sẻ ở trên, một hệ thống làm mát tuần hoàn bằng nước trên xe nâng sẽ hoạt động dựa trên nguyên lý tuần hoàn cưỡng bức. Chúng buộc nước làm mát di chuyển thành dòng liên tục bên trong các đường ống của hệ thống làm mát. Quá trình làm việc của hệ thống làm mát trên xe nâng bao gồm:

  1. Giai đoạn 1: Nước làm mát, có nhiệt độ thấp sẽ được bơm từ két nước làm mát thông qua đường ống tới động cơ.
  2. Giai đoạn 2: Nước làm mát có nhiệt độ thấp sẽ ngay lập tức hấp thu nhiệt bề mặt của các đường ống động cơ.
  3. Gia đoạn 3: Nước làm mát có nhiệt độ cao sẽ tiếp tục di chuyển thông qua đường ống quay trở về két nước làm mát.
  4. Giai đoạn 4: Khi nước làm mát quai trở lại két nước, chúng sẽ được giải nhiệt bằng không khí thông qua các thiết kế đặc biệt của lưới tản nhiệt.

III. NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ NƯỚC LÀM MÁT XE NÂNG.

Mua nước làm mát ở đâu?

Hiện nay nước làm mát nói chung và nước làm mát xe nâng nói riêng đang được bán rất nhiều trên thị trường. Việc tìm kiếm và chọn mua nước làm mát với doanh nghiệp, khách hàng không phải quá khó. Tuy vậy, để có thể mua được nước làm mát chất lượng, và trải nghiệm một phong cách phụ vụ hoàn toàn mới, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline: 0368085093 để được hỗ trợ, hoặc liên hệ với với các chi nhánh của chúng tôi trên toàn quốc.

Khi nào cần thay nước làm mát?

Theo khuyến cáo việc thay nước làm mát xe nâng cần thực hiện định kì khoảng 3 -> 4 năm 1 lần, tương tứng từ 30.000km -> 60.000km. Nếu khách hàng sử dụng xe nâng cũ, hoặc khai thác xe nâng với cường độ cao, trong môi trường khắc nhiệt thì nên thực hiện thay thế, bổ sung nước làm mát thường xuyên hơn. Trong quá trình sử dụng xe nâng khách hàng nên thực hiên kiểm tra định kì lượng nước làm mát còn lại trong két nước, vệ sinh bề mặt lưới tải nhiệt giúp tăng hiệu quả tản nhiệt của hệ thống.

Nước làm mát xe nâng và két nước làm mát
Nước làm mát xe nâng và két nước làm mát

Cách thay nước làm mát?

Việc thay nước làm mát có vẻ đơn giản, nhưng bạn cần thực hiện đúng cách, việc này giúp tăng tuổi thọ của hệ thống, tăng hiệu suất làm việc. Để có thể thay nước làm mát bạn cần thực hiện các bước sau: Tháo cạn nước làm mát trong két nước -> Đổ nước RO và dung dịch vệ sinh chuyên dụng vào két -> Khởi động động cơ từ 10 -> 15 phút. -> Tháo sạch nước RO bên trong két ra ngoài. -> Thay nước làm mát mới được chuẩn bị trừ trước vào.

Nguyên nhân nước làm mát xe nâng hao nhanh?

Hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn là một hệ thống khép kín, chính vì vậy mức hao mòn nước làm mát là cực kỳ ít. Thông thường việc hao hụt nước làm mát chỉ được quan sát thấy rõ ràng sau khoảng 2 -> 3 năm. Trong trường hợp bạn thấy nước làm mát trong két nước bị thất thoát nhanh hơn bình thường thì chắc chắn hệ thống làm mát trên xe nâng của bạn có vấn đề. Thường thì sự cố này hay xuất phát từ việc rò rỉ hệ thống, và két chứa nước, nghiêm trọng hơn nước làm mát có thể bị rò rỉ vào buồng đốt của động cơ.

Nước làm mát xe nâng

Nguyên nhân nước làm mát bị sôi?

Nước làm mát bị sôi là trường hợp hiếm gặp trong quá trình vận hành xe nâng. Việc sôi nước làm mát xe nâng chỉ xảy ra khi nhiệt độ động cơ quá cao, làm việc trong thời gian dài, và hệ thống tản nhiệt có vấn đề. Một số lý do khiến nước làm mát bị sôi bao gồm: Tắc ống dẫn nước làm mát, bơm nước bị hỏng, quạt gió gặp sự cố, dầu nhớt động cơ cũ hoặc bị cạn,… Việc bạn cần làm là kiểm tra tổng thể hệ thống làm mát và cả động cơ xe nâng để có giải pháp xử lý phù hợp.

Có nên dùng nước khoáng làm nước làm mát không?

Nước làm mát là dung dịch gồm nước cất, ethylene glycol và các loại phụ gia, chúng có khả năng hấp thu nhiệt, và tản nhiệt nhanh, khả năng chống ăn mòn, chống bốc hơi tốt. Trong khi đó nước khoáng, nước lọc, nước lã là các loại nước uống thông thường, chúng chứa nhiều tạp chất. Nếu sử dụng các loại nước này sẽ gây hại rất lớn cho động cơ, chúng có thể gây đóng cặn, ăn mòn, giảm khả năng giải nhiệt, gây hư hỏng các chi tiết động cơ. Vì vậy không nên sử dụng nước khoáng thay thế cho nước làm mát (trừ trường hợp khẩn cấp)