Ly hợp là gì? Công dụng, Cấu tạo bộ ly hợp oto, xe máy

Ly hợp là gì? Chúng có công dụng như thế nào với các loại phương tiện. Phân loại cũng như cấu tạo bộ ly hợp oto, xe máy, xe nâng như thế nào? Đây là những câu hỏi phổ biến của rất nhiều độc giả, chính vì vậy trong bài viết này xechinhhang.com sẽ chia sẻ một cách chi tiết nhất xoay quanh chủ đề ly hợp là gì nhé.

I. LY HỢP LÀ GÌ? CẤU TẠO, PHÂN LOẠI LOẠI LY HỢP

Ly hợp hay li hợp là cái tên mà được nhiều người nhắc tới, chúng có vai trò vô cùng quan trọng đối với bất kỳ một phương tiện nào. Thế như không phải ai cũng hiểu rõ về ly hợp là gì.

1.1 Ly hợp là gì? 

Ly hợp (Clutch), li hợp hay bộ ly hợp là bộ phận làm nhiệm vụ nối trục khuỷu của động cơ với hệ thống truyền lực. Chúng làm nhiệm vụ truyền momen xoắn từ trục khuỷu tới các bộ phận khác một cách êm dịu đồng thời cắt truyền động một cách nhanh chóng trong những trường hợp cần thiết. Ly hợp đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp ô tô, xe máy, xe nâng, máy kéo,… có thể vận hành trơn tru, nhịp nhàng và có hiệu quả.

Trong hệ thống động cơ Ly hợp cùng với bánh đà được kết nối với nhau thành một khối có dạng giống hình khối trụ hoặc khối nón. Nhiệm vụ của Ly hợp là kết nối và ngắt kết nối động cơ khỏi  khỏi hệ thống truyền động. Quá trình mở và đóng kết nối của bộ ly hợp diễn ra một cách nhẹ nhàng, do đó nó ngăn chặn chuyển động giật cục của phương tiện ảnh hưởng tới hàng hoá, hành khách và người điều khiển.

Ly hợp
Ly hợp – Các chi tiết của ly hợp

1.2 Chức năng của Ly hợp

Như đã chia sẻ ở trên, bộ ly hợp có nhiệm vụ kết nối ngắt kết nối giữa động cơ với hệ thống truyền lực, đồng thời  thay đổi momen xoắn trong quá trình phương tiện hoạt động. Một cách đầy đủ, ly hợp có 3 chức năng chính bao gồm:

  1. Tạo liên kết giữa động cơ và hệ thống truyền lực: Chúng cho phép người điều khiển gài hoặc ngắt các bánh răng khi xe đứng yên và khi xe đang chạy.
  2. Truyền tải công suất động cơ: Ly hợp đóng vai trò như một bộ truyền chuyển động. Chúng giúp truyền động năng từ động cơ đến bánh xe một cách trơn tru, giảm chấn động khi xe di chuyển.
  3. Tạo ra liên kết ăn khớp: Ly hợp với cấu tạo độc đáo cho phép các bánh răng của hệ thống ăn khớp với nhau một cách hoàn hảo ngay cả khi xe đang chuyển động mà không làm hỏng các bánh răng.
Ly hợp oto
Ly hợp oto

1.3 Cấu tạo của ly hợp

Qua khái niệm ly hợp là gì chúng ta đã phần nào hình dung được về bộ phận này. Thế nhưng Ly hợp có cấu tạo như thế nào mà chúng có thể thực hiện nhiệm vụ một cách hoàn hảo đến vậy? Về cơ bản cấu tạo của ly hợp gồm 5 bộ phận chính gồm: Bánh đà, Vòng bi hoa tiêu, Đĩa ly hợp, đĩa ép, trục ly hợp, cụ thể như sau:

Cấu tạo của ly hợp
STT Bộ phận Mô tả
1 Bánh đà
Bánh đà là bộ phận kết nối trực tiếp với Trục khuỷu, chúng đóng vai trò không thể thiếu của động cơ. Bánh đà là bộ phận làm nhiệm vụ dẫn động và nối với đĩa áp của trục ly hợp. Ngoài ra Bánh đà còn cung cấp động năng ban đầu cho Piston chuyển động
2 Vòng bi hoa tiêu
Đây là bộ phận được gắn vào phần cuối của trục khuỷu, chúng có nhiệm vụ giữ cố định và định hướng cho trục đầu vào truyền động.
Vòng bi giúp giữ cho trục truyền và đĩa ly hợp không bị lắc lư lên xuống trong quá trình động cơ hoạt động.
3 Đĩa ly hợp
Đĩa ly hợp là là bộ phận chính của bộ ly hợp, chúng có một trục trung tâm với các rãnh bên trong, cấu tạo này giúp hạn chế chuyển động dọc trục của hộp số có trục lái.
Đĩa ly hợp làm nhiệm vụ giảm xóc cho phép chống lại các dao động xoắn hoặc các biến đổi của momen giữa động cơ và hộp số.
4 Đĩa ép
Đĩa ép có cấu tạo là gang đặc biệt, với khối lượng nặng nhất của cụm ly hợp. Nhiệm vụ của đĩa ép là thiết lập các tiếp xúc đồng đều với tấm dẫn động mà lò xo áp suất có thể tạo ra một lực đủ để truyền toàn bộ mô-men xoắn của động cơ.
5 Trục ly hợp
Trục ly hợp có một đầu gắn trực tiếp với trục khuỷu hoặc bánh đà và đầu còn lại nối với hộp số. Bộ phận này làm cơ sở để gắn, định hướng, và điều chỉnh các chi tiết khác bên trong bộ ly hợp

Mỗi loại phương tiện khác nhau bộ ly hợp lại có một cấu tạo riêng. Thông thường khi nhắc tới ly hợp, chúng ta sẽ nghĩ ngay tới ly hợp Oto, ly hợp xe máy, và ly hợp xe nâng. hoặc các loại ly hợp sử dụng cho động cơ đốt trong. Cấu tạo của từng lại ly hợp này cụ thể như sau

  • Cấu tạo của ly hợp ô tô bao gồm: Vỏ li hợp, mâm ép bộ ly hợp, nắp li hợp, bi tì, bánh đà, nạng nhả, xi lanh cắt, xi lanh chính, bàn đạp ly hợp oto.
  • Cấu tạo của ly hợp xe máy bao gồm: Bộ phận tiếp động và bộ phận tải, chúng là trung gian giúp điều khiển lực truуền động từ động cơ ѕang bánh хe theo cơ cấu lực ma ѕát.
  • Cấu tạo của ly hợp xe nâng: Với ly hợp thuỷ lực xe nâng chúng gồm 2 phần chính gồm bộ phận tiếp động và bộ phận tải vận hành. Ly hợp xe nâng hoạt động dựa trên cơ cấu của lực ma sát.
Cấu tạo ly hợp
Cấu tạo ly hợp là gì

1.4 Nguyên lý làm việc của Ly hợp là gì

Như đã chia sẻ ở trên, bộ phận ly hợp là bộ phận có nhiệm vụ kết nối hoặc ngắt động cơ khỏi phần còn lại của hệ thống truyền động. Ly hợp được thiết kế nằm giữa động cơ và hộp số, chúng luôn ở trạng thái hoạt động ngay cả ở trạng thái chạy bình thường và vị trí đứng yên.

Nguyên lý hoạt động chung của Ly hợp là gồm 2 quy trình gồm gắt và kết nối với ly hợp. Khi ly hợp ngắt kết nối khi người lái thực hiện điều khiển bàn đạp ly hợp. Bộ ly hợp sẽ được ngắt khỏi hệ thống ngắt để khởi động, các bánh răng sẽ dừng và chạy không tải.

Khi ly hợp hoạt động, lúc này động cơ sẽ được kết nối với hộp số. Khi ly hợp được kết nối với hệ thống truyền động công suất sẽ được truyền từ động cơ đến các bánh xe. Khi người điều khiển nhấn bàn đạp ly hợp, động cơ sẽ ngắt khỏi hộp số. Lúc này, công suất không truyền đến bánh nữa trong khi động cơ vẫn đang chạy.

Nguyên lý làm việc của ly hợp là gì

1.5 Phân loại ly hợp

Trong thực tế có rất nhiều loại ly hợp khác nhau, mỗi loại ly hợp được nghiên cứu phát triển lại thực hiện những nhiệm vụ riêng? Tuỳ theo thói quen mà ly hợp có thể phân thành các loại khác nhau, trong đó có 3 cách điển hình như sau:

  • Phân loại ly hợp theo cách truyền momen xoắn: Ly hợp ma sát, ly hợp thuỷ lực, ly hợp nam châm điện, ly hợp liên hiệp.
  • Phân loại ly hợp theo số lượng li hợp: Ly hợp đơn, ly hợp kép.
  • Phân loại ly hợp theo thiết bị: Ly hợp xe máy, ly hợp ô tô, ly hợp xe nâng, Ly hợp tàu thuỷ…
Phân loại ly hợp
STT Loại ly hợp Mô tả ly hợp
1 Ly hợp Ma sát
Là loại ly hợp sử dụng lực ma sát từ các đĩa để truyền momen xoắn từ động cơ tới trục sơ cấp của hộp số.
2 Ly hợp thuỷ lực
Ly hợp thủy lực là loại sử dụng các loại dầu thủy lực kết hợp với các biến mô để truyền momen xoắn từ động cơ tới các bánh xe.
3 Ly hợp điện tử
Là loại ly hợp sử dụng nam châm để truyền lực Momen từ động cơ tới hệ thống bánh xe.
4 Ly hợp liên hợp
Là loại ly hợp được thiết kế với sự kết hợp của nhiều cách truyền động của các loại ly hợp khác nhau ở trên.
5 Ly hợp lò xo
Ly hợp được thiết kế với các bộ lò xo, chúng có tác dụng nén chặt tạo nên lực ép điều khiển trạng thái ly hợp khi phương tiện vận hành.
6 Ly hhowpjly tâm
Là cách gọi của các loại ly hợp được thiết kế để sử dụng lực ly tâm từ đó tạo lực ép giúp đóng và mở ly hợp.
7 Ly hợp bán ly tâm
Là loại ly hợp được thiết kế kết hợp giữa lực ép lò xo và lực ly tâm để điều khiển ly hợp.
8 Ly hợp dẫn động cơ khí
Là loại ly hợp ít được sử dụng. Chúng hoạt động nohwf việc đóng ngắt thông qua tay đòn hoặc hệ thống dây cáp kết nối trực tiếp với các bộ phận. Loại ly hợp này chủ yếu sử dụng cho các dòng xe máy tay côn
9 Ly hợp dẫn động thuỷ lực
Là cách gọi của hệ thống ly hợp thuỷ lực, chúng có cấu tạo  gồm bộ xi lanh chính, xi lanh cắt và đường ống dẫn dầu thủy lực.
10 Ly hợp điều khiển thủ công
Là cách gọi của những ly hợp được điều khiển thông qua việc truyền dẫn trực tiếp lực đạp của người lái tới hộp số
11 Ly hợp điều khiển tự động
Là cách gọi của những loại ly hợp được điều khiển trực tiếp bằng hệ thống máy tính trên xe.

II. SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG LY HỢP

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về Ly hợp là gì, qua đó có thể thấy ly hợp là một trong những bộ phận quan trọng và không thể thiếu đối với bất kỳ một dòng phương tiện nào. Đây là bộ phận hoạt động với cường độ cao nên thường xuyên xảy ra hiện tượng hao mòn, hỏng hóc, cần thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng. Vậy có những sự cố, hỏng hóc nào thường gặp trên ly hợp, cũng như cách bảo trì, bảo dưỡng bộ phận này như thế nào?

2.1 Các lỗi thường gặp trên Ly hợp – Bộ ly hợp là gì

Trong quá trình sử dụng ly hợp đặc biệt là các loại ly hợp sử dụng cho xe nâng, tàu biển, xe oto, thường xuyên xảy ra 2 lỗi gồm Bố nồi ly hợp bị mòn, và nóng máy, cụ thể như sau:

Bố nồi ly hợp bị mòn

Trong quá trình sử dụng ly hợp thường xuyên gặp phải trường hợp bố nồi bị mòn, làm giảm hiếu suất làm việc của phương tiện. Với các loại ly hợp sử dụng bố nồi ba càng, các lá bố nồi, lá sắt chúng sẽ bị hao mòn bị mòn sau 1 thời gian sử dụng, Đôi khi các lò xo yếu đi không còn đủ sức ép. Lúc này, các bộ phậntruyền động bên trong của ly hợp sẽ trượt lên nhau, từ đó phát sinh ra nhiệt lớn làm nóng máy, giảm khả năng truyền công suất, gây tiếng kêu, hao tốn nhiên liệu.

Đặc biệt với những phương tiện đường dài, phương tiện, máy móc hoạt động với cường độ cao việc hao mòn bố nồi xảy ra thường xuyên. Để đảo bảo các phương tiện của mình hoạt động một cách ổn định, người dùng nên thường xuyên lưu ý, quan sát kỹ các thay đổi khi sử dụng phương tiện để có phương án bảo dưỡng kịp thời.

Nóng máy xảy ra do ly hợp gặp sự cố

Nếu bạn phát hiện tình trạng nóng máy một cách bất thường trong quá trình sử dụng phương tiện. Rất có thể nguyên nhân được gây ra bởi ly hợp gặp sự cố nào đó. Thông thường hiện tượng nóng máy do ly hợp chủ yếu đến từ việc các lá côn mòn cọ sát vào nhau làm nhiệt độ máy rất cao. Nếu phương tiện hoạt động quá tải, toàn bộ phần năng lượng thất thoát do các chi tiết trượt lên nhau sẽ làm nóng dầu bôi trơn và các chi tiết.

Ly hợp trên oto
Ly hợp trên oto

2.2 Bảo trì, bảo dưỡng ly hợp như thế nào?

Việc sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng ly hợp đúng cách không chỉ giúp kéo dài tuổi thọ, mà còn giúp phương tiện hoạt động êm ái, trơn tru, tiết kiệm nguyên liệu. Quá trình, và thời gian bảo trì, bảo dưỡng ly hợp trên mỗi loại phương tiện là không giống nhau, tuy vậy quy trình bảo trì bảo dưỡng này thường được thực hiện với một số công việc như sau:

  • Tìm hiểu đầy đủ về loại ly hợp mà phương tiện của mình đang sử dụng, chú ý khi sử dụng và bảo dưỡng ly hợp.
  • Thực hiện thay dầu máy, thay nhớt định kỳ, theo khuyến cáo của nhà sản xuất
  • Sử dụng loại dầu nhớ có độ nhớt phù hợp theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
  • Thực hiện bảo trì, bảo dưỡng xem bảo dưỡng ly hợp định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Không sử dụng phương tiện quá khổ, quá tải, hoạt động liên tục với cường độ cao trong thời gian dài.
  • Thực hiện kiểm tra kỹ trước khi vận hành, theo dõi các thay đổi trên phương tiện để có hướng xử lý phù hợp khi có sự cố
  • Thực hiện sử chữa, thay thế ngay lập tức khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, giúp đảm bảo an toàn vận hành.
Xe nâng

2.3 Những câu hỏi thường gặp về bảo dưỡng ly hợp xe nâng là gì

Có thể quý độc giả đã biết, Xe Nâng Chính Hãng là đơn vị cung cấp các dòng xe nâng dầu, xe anang điện, xe nâng cũ, phụ tùng xe nâng và các dịch vụ sử chữa, bảo dưỡng, cho thuê xe  nâng lớn nhất cả nước. Chúng tôi với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp nâng hạ toàn diện. Vì vậy với việc bảo trì bảo dưỡng ly hợp xe nâng chúng tôi nhận được vô số những câu hỏi liên quan tới bộ phận này. Nhằm giúp quý độc giả có thể nhanh chóng giải đáp các thắc mắc của mình, chúng tôi đã tổng hợp một số câu hỏi thường gặp về ly hợp dưới đây.

Vì sao phải bảo dưỡng ly hợp xe nâng?

Như chia sẻ của chúng tôi về ly hợp xe nâng là gì? Quý độc giả có thể thấy rằng ly hợp đóng vai trò quan trong trong việc truyền toàn bộmonen xoắn từ động cơ đến các bánh xe. Vì vậy, trong quá trình vận hành, nếu ly hợp không được bảo dưỡng thường xuyên thì chúng sẽ gây ra các lỗi nghiêm trọng trong quá trình vận hành, sử dụng. Một số sự cố thường gặp phải kể đến như: Trong các trường hợp như đề pa hoặc sang số, ly hợp có thể bị trượt tương đối so với bánh đà từ đó làm giảm hiệu suất động cơ, tiêu tốn nhiên liệu, và gây nguy hiểm cho người điều khiển, hàng hoá, và hành khách.

Thời gian bảo dưỡng bộ ly hợp xe nâng là bao lâu?

Mỗi một loại phương tiện, ly hợp khác nhau sẽ có quy định riêng về thời gian bảo dưỡng định kỳ ly hợp riêng. Đối với dòng xe nâng, thời gian bảo trì, bảo dưỡng ly hợp thường là từ 6 -> 8 tháng. Tuy vậy với những dòng xe nâng được khai thác với cường độ cao, hoạt động trong điều kiện khắc nhiệt, lúc này thời gian bảo trì, bảo dưỡng ly hợp có thể cần phải giảm xuống để đảo bảo an toàn. Một số yếu tố ảnh hưởng tới thời gian bảo trì bảo dưỡng ly hợp phải kể đến như:

  • Cách vận hành xe nâng: Với người điều khiển có kinh nghiệm việc vận hành xe nâng là việc phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận. Điều này giúp hạn chế thời gian ly hợp bị mòn. Trong khi đó với người không có kinh nghiệm các thao tác vận hành còn lúng túng khi đạp chân ga, sẽ khiến ly hợp bị trượt nhiều hơn bình thường và làm giảm tuổi thọ của thiết bị.
  • Tải của hàng hoá: Việc khai thác xe nâng không đúng cách, đặc biệt là nâng hạ hàng hoá quá tải sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tuổi thọ của xe, động cơ và ly hợp. Khi xe di chuyển quá công suất, các chi tiết trong ly hợp sẽ bị trượt lên nhau, gây mòn, nóng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới ly hợp
  • Địa hình và môi trường di chuyển: Việc vận chuyển hàng hóa trong khu vực đông đúc, chật chội, địa hình không bằng phẳng, lúc này người điều khiển phải thường xuyên phải ngắt, dừng ly hợp việc này khiến cho ly hợp phải hoạt thay đổi trạng thái liên tục, làm giảm tuổi thọ của chúng

Như vậy Xe Chính Hãng, vừa cùng quý độc giả tìm hiểu một cách chi tiết và đầy đủ về ly hợp là gì? Thông qua chia sẻ này của chúng tôi, chúng tôi mong rằng sẽ mang tới quý độc giả những thông tin hữu ích về ly hợp, cấu bảo, cũng như quy trình bảo trì, bảo dưỡng ly hợp một cách hợp lý.

Nếu quý độc giả các nhu cầu sử dụng các dịch vụ nâng hạ, sửa chữa xe nâng hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0368085093 để được tư vấn và hỗ trợ 24/7. Ngoài ra xe nâng chính hãng, còn cung cấp đầy đủ các dòng xe nâng, xe nâng người cũ, mới, xe nâng cũ, xe nâng điện đứng lái, ngồi lái,… Đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trên toàn quốc.