Thanh truyền là gì? Cấu tạo, Nhiệm vụ của thanh truyền động cơ (ĐC) là gì? Đầu to, đầu nhỏ thanh truyền được lắp với bộ phận nào đây là những câu hỏi vô cùng phổ biến của rất nhiều độc giả. Trong bài viết này Xechinhhang.com sẽ cùng các bạn tìm hiểu một cách chi tiết và đầy đủ nhất về thanh truyền là gì nhé.
I. TỔNG QUAN VỀ THANH TRUYỀN
Trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền của động cơ đốt trong,thanh truyền là một chi tiết đặc biệt quan trọng và không thể thiếu. Bộ phận này có thiết kế đặc biệt với và dễ nhận biết. Vậy thanh truyền là gì?
1.1 Thanh truyền là gì?
Thanh truyền, tay dên, hay còn gọi tay biên, là một bộ phận được làm từ gang xám, gang dẻo, thép cacbon hoặc thép hợp kim, chúng có nhiệm vụ kết nối piston với trục khuỷu. Thanh truyền được thiết kế để biến đổi chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay của trục khuỷu và ngược lại khi động cơ hoạt động.
Thanh truyền là một trong những bộ phận quan trọng và không thể thiếu đối với bất cứ một loại động cơ đốt trong nào. Đặc trưng của thanh truyền là 1 thanh kim loại dạng càng, được thiết kế với 1 đầu to, và một đầu nhỏ và một số lỗ cơ bản để lắp ghép và kết nối chúng với Piston và Trục khuỷu.

1.2 Nhiệm vụ của thanh truyền là gì?
Như đã chia sẻ ở trên nhiệm vụ của thanh truyền là kết nối piston và trục khuỷu với nhau và truyền động giữa 2 bộ phận này. Thanh truyền thực hiện 2 nhiệm vụ gồm: Nhận lực từ chuyển động tịnh tiến của piston bên trong xilanh sau đó truyền chuyển động đến trục khuỷu để tạo ra tạo momen quay. Sau đó thanh truyền sẽ nhận lực (quán tính) từ trục khuỷu truyền đến piston để nén khí trong buồng đốt khi động cơ hoạt động.
Như vậy Thanh truyền không chỉ làm nhiệm vụ truyền chuyển động từ Piston tới trục khuỷu (kỳ nổ) mà chúng còn truyền cả lực quán tính của trục khuỷu về Piston từ đó giúp động cơ thực hiện đầy đủ các kỳ Nạp-nén-nổ-xả (ở động cơ 4 kỳ), và Nổ – Xả và Hút – Nén (ở động cơ 2 kỳ)
1.3 Cấu tạo của thanh truyền
Cấu tạo của thanh truyền khá đơn giản, về cơ bản thanh truyền là một chi tiết được làm từ kim loại với một đầu to, một đầu nhỏ, và phần thân giữa. Với cấu tạo này thanh truền có thể dễ dàng được lắp ghép với Piston và trục khuỷu một cách dễ dàng thông qua các chốt. Cấu tạo thanh truyền cụ thể như sau:
- Đầu nhỏ thanh truyền: Đầu nhỏ thanh truyền được lắp với bộ phận Piston của động cơ chúng có hình dạng trụ rỗng. Cấu tạo đầu nhỏ thanh truyền phụ thuộc vào cách thức lắp ghép thanh truyền với chốt Piston. Nếu lắp chốt pít-tông cố định thì đầu nhỏ của thanh truyền sẽ được thiết kế với bu lông hãm chặt với chốt. Nếu thanh truyền được lắp tự do bên trong sẽ có bạc lót, ở phía trên có một lỗ nhỏ giúp bổ sung dầu bôi trơn cho bạc một cách dễ dàng.
- Đầu to của thanh truyền: đầu to thanh truyền được lắp với trục khuỷu, chúng có cấu tạo gồm hai nửa. Nửa trên đầu to thanh truyền được liền với thanh truyền, trong khi nửa dưới chế tạo rời. Phía trong đầu to thanh truền được lót bạc làm bằng thép có tráng hợp kim đồng. Mặt phía trong của bạc lót được phay rãnh nhỏ để chứa dầu bôi trơn. Các nửa của đầu to thanh truyền được bắt bulong để chúng được cố định, ngoài ra mỗi nửa của bạc được dập định vị khó với mục đích chống xoay bạc.
- Thân của thanh truyền: Thân thanh truyền là phần nối giữa đầu nhỏ và đầu to của thanh truyền. Phần thân của thanh truyền thường có tiết diện hình chữ nhật hoặc ovan. Phía trong thân thanh truyền được khoan lỗ dẫn dầu bôi trơn. Kích thước của thân thanh truyền được thiết kế tăng dần từ đầu nhỏ đến đầu to. Mục đích của thiết kế này là giúp cho việc phân bố lực quán tính lắc đều của thanh truyền được đồng đều và ổn định.
- Chốt Piston: Chốt piston là chi tiết liên kết giữa Piston và đầu nhỏ thanh truyền, hay nói cách khác chốt Piston là chi tiết làm nhiệm vụ kết nối giữa Piston và thanh truyền (tay biên). Chốt piston được làm bằng vật liệu thép hợp kim, chúng là chi tiết dạng hình trụ tròn, có độ bền cơ học cao, chịu được nhiệt độ cao, và chống va đập tốt.
Như vậy thanh truyền cấu tạo gồm những bộ phận một đầu to, một đầu nhỏ, và phần thân giữa, đầu nhỏ thanh truyền được lắp với Piston, đầu to thanh truyền được lắp với Trục khuỷu. Việc liên kết giữa thanh truyền với Piston được thực hiện bởi các Chốt Piston.

II. VẬT LIỆU CHẾ TẠO THANH TRUYỀN VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT
Thanh truyền là một bộ phận đặc biệt, chúng được thiết kế để đảm bảo khả năng làm việc bền bỉ, liên tục trong môi trường nhiệt độ cao, lực tác động lớn. Vậy vật liệu chế tạo của thanh truyền là gì? Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của thanh truyền như thế nào?
2.1 Vật liệu chế tạo thanh truyền là gì
Tuỳ theo mục đích sử dụng mà người ta có thể sử dụng mà vật liệu chế tạo thanh truyền là gang xám, gang dẻo, thép cacbon hoặc thép hợp kim. Loại vật liệu được sử dụng để chế tạo thanh truyền phổ biến nhất là thép cacbon hoặc thép hợp kim. Để có thể chế tạo ra một thanh truyền đạt tiêu chuẩn, người ta có thể vận dụng các phương pháp gia công cơ khí như đúc, rèn, dập, cắt,…
- Thanh truền làm bằng Gang xám: Khi động cơ có kích thước nhỏ, tải trọng (lực) được tạo ra trong quá trình hoạt động của động cơ không cao người ta sẽ sử dụng Gang xám làm vật liệu chế tạo thanh chuyền. Một số loại gang xám thường được sử dụng bao gồm GX 12 – 28, GX 24 – 44.
- Thanh truyền làm bằng gang dẻo: Với những loại động cơ vừa phải, chúng yêu cầu chi tiết có độ cứng vừa phải và chịu va đập. Lúc này người ta sử dụng vật liệu chế tạo thanh truyền là Gang dẻo. Loại Gang dẻo được sử dụng để chế tạo thanh truyền phổ biến là: GD 37-12, gang rèn.
- Thanh truyền làm bằng thép cacbon: Với các loại động cơ lớn, hoạt động liên tục người ta sẽ sử dụng thép cabon để tăng độ bền và chịu được tải trọng lớn. Một số loại thép cacbon được sử dụng gồm: thép C30, C35, C40, C45
- Thanh truyền làm bằng thép hợp kim: Giống với thép cacbon, đây là loại vật liệu chế tạo thanh truyền được sử dụng phổ biến nhất. Loại thép hợp kim thường được sử dụng để chế tạo bao gồm: 18CrNiMoA, 18Cr2Ni4WA, 40CrMoA…

2.2 Yêu cầu kỹ thuật của thanh truyền là gì
Để có được những chi tiết máy chất lượng, người ta đã tạo ra hệ thống những yêu cầu kỹ thuật cơ bản dành riêng cho thanh truyền cụ thể như sau:
- Kích thước các lỗ khoan trên thanh truyền cần được gia công đạt độ chính xác cấp 7 đến 9, đồng thời độ nhám bề mặt lỗ khoang phải đạt được là Ra=0,63 – 0,32.
- Độ không song song của các tâm lỗ cơ trên thanh truyền cần đạt được độ chính xác từ 0,03 – 0,05 mm trên 100 mm bán kính.
- Độ không song song của các mặt đầu giữa các lỗ cơ bản khác trên thanh truyền cần đạt được độ chính xác trong khoảng 0,05 – 0,25 mm trên 100 mm bán kính mặt đầu.
- Các bề mặt làm việc được nhiệt luyện đạt độ cứng 50 – 55 HRC
TẠM KẾT VỀ THANH TRUYỀN
Như vậy xechinhhang.com vừa cùng quý độc giả tìm hiểu một cách đầy đủ và chi tiết về thanh truyền là gì, một trong những bộ phận quan trọng, và không thể thiếu trong động cơ đốt trong. Chi tiết này giúp truền động năng giữa Piston-trục khuỷu và ngược lại. Mong rằng với những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình.
Xe Chính Hãng là đơn vị cung cấp các dòng xe nâng dầu, xe nâng điện, xe nâng gas, xe nâng người cũ, mới, xe nâng tay điện, xe nâng điện đứng lái,… Chúng tôi là đơn vị uỷ quyền chính hãng và duy nhất của nhiều thương hiệu xe nâng nổi tiếng thế giới. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, gần 20 chi nhánh trên toàn quốc. Không chỉ vậy chúng tôi là đơn vị hiếm hoi cung cấp các giải pháp nâng hạ toàn diện như: Sửa chữa xe nâng, cứu hộ xe nâng, cho thuê xe nâng, phụ tùng xe nâng,…. Khi có nhu cầu mua xe nâng cũ, mới hoặc sử dụng bất cứ dịch vụ nào vui lòng liên hệ tới hotline của chúng tôi tại: 0368085093 để được tư vấn.