Hệ thống đánh lửa là gì? Cấu tạo, Phân loại, Nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa, và ứng dụng của chúng trong thực tiễn như thế nào? Tại sao hệ thống đánh lửa lại trở thành một trong những bộ phận quan trọng và không thể thiếu với nhiều loại phương tiện, máy móc. Trong bài viết này Xenangchinhhang.com sẽ cùng quý độc giả tìm hiểu một cách đầy đủ và chi tiết về chủ đề này nhé.
I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA.
Đối với một số loại động cơ đốt trong, có ba yếu tố quan trọng giúp động cơ hoạt động bao gồm: hỗn hợp không khí-nhiên liệu tốt, sức nén tốt (lực nén), và hệ thống đánh lửa tốt. Một hệ thống đánh lửa tốt là khi chúng có khả năng tạo ra một tia lửa mạnh, vào một thời điểm chính xác trong quá trình nén nguyên liệu để đốt cháy hỗn hợp hòa khí. Vậy tại sao hệ thống đánh lửa lại quan trọng đến như vậy.
1.1 Hệ thống đánh lửa là gì?
Hệ thống đánh lửa là hệ thống bao gồm bugi, các cảm biến xác định thời điểm, bộ điều khiển, dây dẫn,nguồn điện… Chúng có nhiệm vụ xác định thời điểm cần thiết, để đưa dòng điện cao áp 10.000-20.000V phóng qua khe hở của Bugi tạo thành một tia lửa điện với sức nóng lên tới 60.000K nhằm đốt cháy hỗ hợp khí nén (hoà khí) bên trong buồng đốt của động cơ đốt trong.
Như vậy Hệ thống đánh lửa sẽ bao gồm rất nhiều chi tiết, bộ phận khác nhau, chúng có 2 nhiệm vụ chính gồm: Phát định thời điểm cần thiết, và thực hiện phóng tia lửa điện đủ manh. Theo đó trước khi thực hiện phóng điện qua Bugi, hệ thống ECM (Engine Control Module) sẽ thực hiện việc xác định thời điểm đánh lửa dựa vào các tín hiệu từ các cảm biến. Đồng thời hệ thống này sẽ lưu lại thời gian giữa các lần phóng.
Cũng cần nói thêm rằng ECM là hệ thống điều khiển động cơ. Trong khi đó nhiều tại liệu lại cho rằng việc xác định thời gian phóng điện của hệ thống đánh lửa được thực hiện thông qua hệ thống ECU (Electronic Control Unit) hay còn gọi là hệ thống điều khiển điện tử. Về mặt bản chất việc nói ECU giúp xác định thời điểm phóng của hệ thống đánh lửa là không sai, bởi lẽ ECM là một phần của ECU.
Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, hệ thống đánh lửa điện tử có nhiều cải tiến về công nghệ. Những cải tiến ngày giúp hệ thống hoạt động mạnh mẽ, ổn định hơn, mà không cần hiệu chỉnh tần số điện. Đồng thời hệ thống đánh lửa mới được cho là có khả năng tiết kiệm nhiên liệu cao, ít phát thải,…

2. Tại sao hệ thống đánh lửa lại quan trọng?
Thông qua khái niệm hệ thống đánh lửa là gì, bạn có thể thấy rằng để có thể đốt cháy hỗn hợp khí bên trong buồng đốt của một số động cơ đốt trong buộc phải sử dụng hệ thống đánh lửa. Có vẻ như khi động cơ nén hỗn hợp khí đến một mức nào đó, bộ phận đánh lửa sẽ hoạt động, thế nhưng việc xác định thời điểm đánh lửa diễn ra khá phức tạp.
Khi phương tiện hoạt động ở tốc độ cao, trong một khoảng thời gian cực ngắn (Mili giây) hệ thống cảm biến, ra quyết định của hệ thống đánh lửa vừa phải xác định khi nào Piston đi qua điểm chuẩn, vừa phải điều khiển Bugi đánh lửa. Nếu xác định sai thời điểm, tia lửa điện không được phóng ra cùng lúc để đốt cháy hỗ hợp nguyên liệu, động cơ sẽ không thể đạt tốc độ như mong muốn. Thông thường hệ thống đánh lửa sẽ được thiết kế để quá trình phóng điện diễn ra sớm hơn (tính bằng Mili giây) trước khi Piston đi qua điểm chuẩn.
Bên cạnh nhiệm vụ xác định thời điểm và tạo ra tia lửa điện, hệ thống đánh lửa còn phối hợp với nhiều bộ phận khác trên máy móc, phương tiện như: Nhiên liệu, hệ thống làm mát,… Nhàm tạo nên sự hoạt động đồng bộ, ổn định và trơn tru cho động cơ. Chính vì vậy, đây là bộ phận khá quan trọng mà khi tìm hiểu về động cơ thì người dùng nên nắm rõ.
2. Cấu tạo của hệ thống đánh lửa
Hệ thống đánh lửa là một hệ thống có cấu trúc phức tạo, chúng được cấu tạo từ rất nhiều chi tiết nhỏ. Một số bộ phận của hệ thống đánh lửa bao gồm:
Cấu tạo của hệ thống đánh lửa | ||
1 | Nguồn điện |
Thường là hệ thống pin hoặc ắc quy của phương tiện, máy móc. Chúng có nhiệm vụ cung cấp nguồn điện 1 chiều với điện áp thấp từ 12 – 14,2) cho hệ thống.
|
2 | Cuộn dây |
Là bộ phận gồm 2 cuộn dây sơ cấp và thứ cấp sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ, để tạo ra các dòng điện cao áp. Từ dòng điện 12v ban đầu chúng có thể tạo ra dòng điện với hiện điện thế lên tới hàng nghìn vôn.
|
3 | Công tắc đánh lửa |
Hay còn gọi là công tắc điều khiển của hệ thống đánh lửa, chúng làm nhiệm vụ kích hoạt, hoặc dừng hệ thống đánh lửa một cách chủ động.
|
4 | Mudun đánh lửa |
Là một số chi tiết được thiết kế với chức năng giám sát, và kiểm soát thời gian, cũng như cường độ của tia lửa điện một cách tự động.
|
5 | Bộ phận điều khiển |
Bộ phận điều khiển ECU có nhiệm vụ quản lý, giám sát và mọi hoạt động của của hệ thống đánh lửa. Đồng thời chúng cũng thực hiện kiểm tra cường độ tia lửa một cách tự động cũng như giới hạn thời gian nhất định.
|
6 | Bộ phận cảm biến |
Phát hiện sự thay đổi của các thông số của Piston trong quá trình hoạt động. Thông qua bộ phận cảm biến hệ thống điều khiển sẽ thực hiện các mệnh lệnh tương ứng.
|
7 | Phần ứng |
Phần ứng của bộ phận cảm biến bao gồm các điện trở có bánh răng (phần quay), các ống hút chân không phía trước và cuộn dây nạp (để bắt tín hiệu điện áp).
Mô-đun đánh lửa nhận tín hiệu điện áp từ phần ứng theo thứ tự để thực hiện quá trình tạo và ngắt mạch một cách chuẩn xác nhằm phân phối dòng điện đến các bugi
|
8 | Nhóm tiếp điểm |
Là tập hợp các chi tiết bên trong bộ phận đánh lửa với nhiệm vụ đóng, mở bằng chìa khóa, nút bấm điều khiển hoặc cảm ứng.
|
9 | Bugi |
Là hệ thống trực tiếp giúp biến dòng điện cao áp thành tia lửa điện trong buồng đốt.
|
Bôbin, bô bin hay (bobine)
Bô bin hay bôbin (bobine) đây là một bộ phận quan trọng của hệ thống đánh lửa. Chúng được thiết kế để làm nhiệm vụ sinh sinh ra các dòng điện cao áp từ đó giúp bugi phóng tia lửa điện cao áp, giúp quá trình đốt cháy hỗ hợp nguyên liệu được diễn ra một cách dễ dàng. Bôbin có cấu tạo gồm lõi sắt, cuộn dây sơ cấp, và cuộn dây thứ cấp:
- Lõi sắt: Lõi sắt non nằm giữa bôbin, được chèn chặt bên trong trong một ống carton có chức năng cách điện.
- Cuộn sơ cấp: Cuộn dây sơ cấp được quấn quanh lõi sắt, một đầu dây của cuộn sơ cấp được nối với ắc quy và IC đánh lửa.
- Cuộn thứ cấp: Một cuộn dây khác cũng được quấn quanh lõi sắt nhưng có số lượng nhiều hơn cuộn sơ cấp gấp 100 lần. Cuộn dây này được nối với ắc quy và bugi, đây chính là cuộn dây thứ cấp.
Nguồn điện cao áp được tạo ra từ bôbin dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ giữa cuộn dây sơ cấp và thứ cấp. Khi dòng điện có hiệu điện thế nhỏ hơn chạy qua cuộn sơ cấp sẽ đột ngột bị ngắt tại thời điểm đánh lửa. Đồng thời sản sinh ra một một dòng điện khác tại cuộn thứ cấp với hiệu điện thế vô cùng lớn, theo nguyên tắc cảm ứng điện từ để chống lại sự thay đổi đột ngột của từ trường. Nguồn điện được sinh ra tại cuộn thứ có thể lên tới 100000 V tùy từng loại.

Bộ chia điện của hệ thống đánh lửa là gì?
Trong hệ thống đánh lửa Bộ chia điện được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ phân chia điện áp được tạo ra bởi Bô bin đến từng buồn đốt (xi lanh), nếu như động cơ có nhiều xilanh.
Bộ chia điện hoạt động dựa trên nguyên lý truyền-dẫn, phân chia dòng điện đến từng buồn đống thông qua hệ thống trục bộ chia điện và con quay gắn. Khi dòng điện được tạo ra từ cuộn thứ cấp sẽ di truyền đẫn đến con quay, nắp bộ chia và đi đến các buồn đốt thông qua hệ thống dây cao áp.

Bugi trong hệ thống đánh lửa có nhiệm vụ gì?
Bugi là một bộ phận vô cùng quan trọng của hệ thống đánh lửa, chúng cũng được biết đến rộng rãi như một bộ phận giúp tạo ra tia lửa điện. Thực chất khi bugi hoạt động dòng điện cao áp đến bugi đã được sản sinh ra từ bô bin chứ không phải tại Bugi. Tại bugi dòng điện này sẽ đi xuyên qua khoảng trống nó làm nó tia lửa điện với sức nóng có thể đạt tới 60.000K gây ra một vụ nổ nhỏ làm bốc cháy hỗn hợp khí bên trong buồng đốt.
Nguyên lý hoạt động của Bugi: Bugi có cấu tạo bởi 2 điện cực ngăn cách nhau bởi một khe hở không khí (chất cách điện). Khi dòng điện cao áp được truyền dẫn tới Bugi, do điện áp của dòng điện cao hơn cường độ điện môi của không khí, chúng sẽ làm Ion hoá chất chất điện môi (không khí) biến chúng thành một chất dẫn điện. Lúc này dòng điện qua khe hở, chúng sẽ tạo ra dòng điện cao hơn, dẫn đến tia lửa điện nóng hơn, và lâu hơn

3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa.
Thông qua những gì chúng tôi vừa chia sẻ về hệ thống đánh lửa, chắc hẳn quý bạn đọc đã phần nào hình dung được nguyên lý hoạt động chung của hệ thống đánh lửa rồi. Tuy vậy với mục tiêu quý độc giả có thể có kiến thức tổng quát nhất về bộ phận đánh lửa, chúng tôi chia sẻ một số thông tin về nguyên lý hoạt động của chúng như sau:
Giai đoạn 1: Khi động phương tiện, máy móc được khởi động, hệ thống đánh lửa cũng được khởi động sẵn sàng. Lúc này khi người điều khiển đề nổ, đồng nghĩa với việc hỗn hợp khí + nguyên liệu sẽ được nạp vào buồng đốt của động cơ, đồng thời hệ thống đánh lửa sẽ được kích hoạt. Khi các Piston sẽ chuyển động để nén hỗn hợp khí, cảm biến của bộ phận đánh lửa sẽ theo dõi mọi chuyển động của Piston, đồng thời dòng điện từ bình chứa (ắc quy/pin) chạy qua công tắc đánh lửa để đến cuộn sơ cấp bên trong Bôbin.
Giai đoạn 2: Khi dòng điện chạy tới cuộn dây sơ cấp, cuộn dây nạp của phần ứng sẽ được kích hoạt với nhiệm vụ nhận và gửi tín hiệu điện áp từ phần ứng tới modun đánh lửa bên trong hệ thống. Nếu bánh răng của điện trở được tiếp xúc với cuộn dây nạp điều này đồng nghĩa với việc tín hiện điện sẽ được gửi đến modun điện tử cho phép thực hiện hoạt động ngắt mạch (dừng đột ngột) tại cuộn sơ cấp.
Giai đoạn 3: Khi cuộn sơ cấp tích tụ đủ năng lượng và bị dừng đột ngột, chúng sẽ gây nên hiện tượng cảm ứng điện từ. Từ đó tạo nên dòng điện với hiệu điện thế vô cùng lớn, gấp 1000 lần tại cuộn sơ cấp. Dòng điện cao áp này sẽ tiếp tục theo các dây dẫn cao áp, qua bộ phận chia điện và tới Bugi.
Giai đoạn 4: Khi dòng điện cao áp di chuyển tới Bugi, chúng sẽ bị ngăn cản bởi khoảng hở (không khí) ngăn cản không cho dòng điện tiếp tục di chuyển. Nhưng vì dòng điện có hiện điện thế vô cùng lớn, chính vì vậy chúng đã làm ion hoá không khí, biến chúng thành chất dẫn điện. Lúc này dòng điện sẽ được phóng xuyên qua khoảng trống nhỏ đó và tạo ra một tia lửa điện với sức nóng cực lớn đốt cháy hỗn hợp khí bên trong buồng đốt.
Quá trình này lặp đi lặp lại liên tục giúp động cơ đốt cháy nhiên liệu và hoạt động liên tục.

4. Nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa
Như đã chia sẻ sẻ ở trên, bộ phận đánh lửa đóng 1 vai trò vô cùng quan trọng giúp các thiết bị, máy móc và phương tiện sử dụng động cơ đốt trong hoạt động bình thường. Nhiệm vụ vủa hệ thống đánh lửa là phát hiện ra thời điểm cần đốt cháy hoà khí, từ đó kích hoạt hệ thống đánh lửa giúp đốt cháy hỗ hợp nguyên liệu bên trong buồng đốt. Nếu không có bộ phận đánh lửa thì nguyên liệu bên trong buồng đốt không thể tự bốc cháy, động cơ sẽ không thể hoạt động được. Cụ thể
- Nhiệm vụ 1 – Đánh lửa: Hệ thống đánh lửa bên trong động cơ đốt trong (xăng, gas,…) tạo ra dòng điện cao áp cực mạnh (10.000V- 20.000V) sau đó phóng qua khe hở của Bugi để tạo ra một lượng nhiệt khổng lồ 60.000K đủ để đốt cháy mọi hỗn hợp nhiên liệu-không khí bên trong buồng đốt.
- Nhiệm vụ 2 – Xác định thời điểm đánh lửa: Các cảm biến được bên trong hệ thống động cơ sẽ phát hiện thời điểm chuyển động của piston trong buồng đốt tại điểm xác định (điểm tới hạn). Việc này giúp bộ xử lý đưa ra quyết định phóng điện đúng lúc giúp hỗn hợp hoà khí đã được nén cháy hoàn toàn, tạo ra công suất động cơ lớn nhất. Đồng thời việc xác định đúng thời điểm đánh lửa sẽ giúp ngăn ngừa cặn cabon, hạn chế lượng khí thải, từ đó tăng tuổi thọ độ cơ và bảo vệ môi trường tốt hơn.
5. Hệ thống đánh lửa có ở loại động cơ nào
Hệ thống đánh lửa giúp đốt cháy hỗn hợp hoà khí bên trong buồng đốt của động cơ đốt trong, từ đó giúp động cơ hoạt động bình thường. Thế nhưng không phải động cơ đốt trong nào cũng cần sử dụng tới hệ thống đánh lửa. Chỉ một số loại động cơ đốt trong sử dụng nguyên liệu xăng, gas, và một số nguyên liệu đặc biệt khác mới sử dụng hệ thống này. Động cơ đốt trong được trang bị hệ thống đánh lửa có nhiều ưu điểm vượt trội, đặc biệt là trong điều kiện làm việc khắc nhiệt như: Thời tiết lạnh giá, điều kiện không khí, nguyên liệu không được sạch, nhờ có hệ thống đánh lửa hỗ hợp nguyên liệu vẫn được đốt cháy bình thường.
Rất nhiều phương tiện máy móc sử dụng động cơ đốt trong trang bị hệ thống đánh lửa, chúng ta có thể bắt gặp hệ thống đánh lửa bên trong xe máy, oto, máy xây dựng, xe nâng hàng, nông cụ, máy móc thiết bị nhỏ, cho tới các siêu cỗ máy, tàu thuỷ,…

II. HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA CÓ MẤY LOẠI
Mặc dù có nguyên lý hoạt động chung, thế nhưng không phải hệ thống đánh lửa nào cũng có cấu tạo giống nhau. Tuỳ theo mục đích sử dụng thiết kế của động cơ, máy móc, phưng tiện mà người ta có thể sử dụng các hệ thống đánh lửa khác nhau. Một số hệ thống đánh lửa phổ biến nhất bao gồm: Hệ thống đánh lửa bằng vít, hệ thống đánh lửa bán dẫn, hệ thống đánh lửa Magneto, hệ thống đánh lửa trực tiếp,…
Phân loại 5 hệ thống đánh lửa thường gặp | ||
STT | Loại hệ thống đánh lửa | Đặc điểm |
1 | Hệ thống đánh lửa bằng vít | Hệ thống đánh lửa bằng vít là hệ thống đặc trưng bởi hoạt động điều khiển đánh lửa thông qua việc điều chỉnh dòng điện tại cuộn sơ cấp. Dòng điện sẽ bị ngắt quãng bằng các tiếp điểm của hệ thống, má vít. Đây cũng là hệ thống đánh lửa được sử dụng phổ biến nhất. |
2 | Hệ thống đánh lửa bán dẫn |
Xét về cấu tạo, đây là một hệ thống đánh lửa có cấu trúc và hoạt động khá phức tạp. Thời điểm đánh lửa được quyết định thông qua hàng loạt các tính toán của cảm biến và bộ điều khiển động cơ. Đây là bộ phậng đánh lửa hiện đại được sử dụng phổ biến trong nhiều phương tiện, máy móc. Hệ thống đánh lửa bán dẫn có thể là hệ thống đánh lửa có tiếp điểm hoặc hệ thống đánh lửa không tiếp điểm |
3 | Hệ thống đánh lửa trực tiếp | Cũng có nguyên lý hoạt động tương tự như các hệ thống đánh lửa khác, thế nhưng hệ thống đánh lửa này lại không có trang bị bộ chia điện, chúng sử dụng cơ chế đánh lửa trực tiếp vào duy nhất một buồn đốt |
4 | Hệ thống đánh lửa Magneto | Hệ thống đánh lửa Magneto hay hệ thống đánh lửa cơ, chúng có cơ chế tương đối đơn giản, chúng sử dụng một tác động vật lý (cơ) từ bên ngoài để kích hoạt hệ thống đánh lửa. Loại hệ thống đánh lửa này thường thấy ở chân đạp đề nổ xe máy, bếp ga, và một số loại bật lửa. |
5 | Một số hệ thống đánh lửa khác. | Ngoài 4 hệ thống đánh lửa phổ biến như trên, trong thực tiễn còn vô số loại hệ thống đánh lửa khác như: Đánh lửa điện tử không tiếp điểm, bộ phận đánh lửa có tiếp điểm, hệ thống đánh lửa DC-CDI, ECU, ESA và hệ thống đánh lửa TCI,… Mỗi hệ thống đánh lửa lại có những ưu, nhược điểm riêng thích hợp cho một số loại phương tiện, máy móc khác nhau. |
Như vậy Xechinhhang.com vừa cùng các bạn tìm hiểu một cách chi tiết và đầy đủ nhất về hệ thống đánh lửa, nguyên lý hoạt động, cấu tạo, và phân loại chúng. Mong rằng với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp quý độc giả có thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Xe nâng Chính Hãng là đơn vị phân phối uỷ quyền chính hãng của nhiều thương hiệu xe nâng hàng đầu trên thế giới. Tại Việt Nam chúng tôi cung cấp đầy đủ các dòng xe nâng mới, xe nâng cũ, xe nâng người, phụ tùng xe nâng, phụ tùng Oto, dịch vụ sửa chữa xe nâng, cho thuê xe nâng với chất lượng dịch vụ tốt nhất, giá thành rẻ nhất. Với hơn 10 năm kinh nghiệm cùng gần 20 chi nhánh phân phối xe nâng trên toàn quốc, chúng tôi tự hào là 1 trong những đơn vị hiếm hoi tại Việt Nam có đủ tiềm lực xây dựng hệ thống bán hàng và dịch vụ toàn diện. Khi có nhu cầu mua xe nâng, phụ tùng xe nâng, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 0368085093 để được tư vấn và hỗ trợ 24/7
NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Hệ thống đánh lửa có chi tiết nào đặc trưng
Hệ thống đánh lửa bao gồm chi tiết chính gồm: Nguồn cấp, hệ thống điều khiển, Bugi, Bôbin. Mỗi chi tiết lại có một vai trò nhất định và không thể thiếu được trong một hệ thống đánh lửa. Tuy vậy xét về tính đặc trưng, hay đại diện tiêu biểu của hệ thống đánh lửa đó chính là Bugi. Bugi vừa là thiết bị trực tiếp giúp tạo ra tia lửa địa, vừa là bộ phận thường xuyên phải thay thế, sửa chữa nhất trong toàn bộ hệ thống. Chính vì vậy Bugi thường đôi khi được nhiều người xem là bộ phận đánh lửa động cơ.
Tụ điện trong hệ thống đánh lửa có tác dụng gì?
Bạn sẽ thấy xuất hiện các tụ điện bên trong một Hệ thống đánh lửa. Tác dụng chính của tụ điện trong hệ thống đánh lửa là hay là dập tắt triệt tiêu nhanh dòng điện trong cuộn sơ cấp từ đó giúp hiệu điện thế của cuộn thứ cấp đạt được là lớn nhất. đồng thời chúng giảm thiểu, ngăn trọng dòng hồ quang (tia lửa điện) xảy ra một cách liên tục tránh cho các tiếp điểm bị hao mòn.
Máy biến áp đánh lửa có nhiệm vụ gì?
Máy biến áp đánh lửa hay còn gọi là bôbin (bobine) đây là một bộ phận có nhiệm vụ tạo ra dòng điện cao áp hàng nghìn Vôn thông qua nguyên lý cảm ứng điện từ giữa cuộn cơ cấp và cuộn thứ cấp. Bên trong máy biến áp đánh lửa người ta sử dụng 1 cuộn sơ cấp và 1 cuộn thứ cấp (có số vòng dây gấp 100 lần cuộn sơ cấp). Khi dòng điện 10 – 12V từ bình ắc quy chạy qua cuộn sơ cấp, sẽ tạo ra dòng điện cao áp 10.000-12.000V. Dòng điện cao áp từ cuộn thứ cấp này sẽ được truyền tới Bugi qua dây dẫn cao áp, từ đó chúng sẽ phóng qua 1 khe hở bên trong Bugi để tạo thành tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp hoà khí bên trong buồng đốt.
Bugi phát tia lửa điện khi nào?
Bugi trong hệ thống đánh lửa chỉ phát ra tia lửa điện khi chúng được cung cấp 1 dòng điện cao áp từ cuộn thứ cấp của máy biến áp đánh lửa (Bôbin). Dòng điện cao áp này phải đủ lớn để làm Ion hoá không khí bên trong khe hẹp của bugi, từ đó tạo ra hiện tượng phóng điện. Bigi phát ra tia lửa điện gần như cùng lúc khi mà hỗn hợp hoà khí bên trong động cơ được nén với 1 áp suất xác định. Tia lửa điện được phóng ra bên trong Bugi tương tự như một tia sét trên bầu trời, chúng mạnh tới mức, làm cho không khí bên xung quanh tia lửa nóng lên tới nhiệt độ 60.000k đủ sức để đốt cháy mọi hỗ hợp nhiên liệu nào bên trong buồng đốt.
Hệ thống nào được sử dụng phổ biến?
Trong các hệ thống đánh lửa, thì Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm là hệ thống được sử dụng phổ biến nhất. Đây là hệ thống đánh lửa hiện đại được điều khiển bởi hệ thống điều khiển điện tử, chúng xác định thời điểm phóng điện thông qua các cảm biến. Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm hoạt động chính xác và thông minh hơn các hệ thống cũ. Vì vậy chúng được trang bị, và sử nhiều trên các loại phương tiện, máy móc hiện đại.